Tìm hiểu định nghĩa Bitcoin là gì ?

Như vậy, việc giao dịch, sở hữu, đào Bitcoin tại Việt Nam không phải là vi phạm pháp luật mà là chưa được điều chỉnh.

Hiện nay Bitcoin ngày càng phổ biến trên thế giới , mọi người kể cả những người không tham gia kiếm tiền trên mạng, không giao dịch online, không mua bán online, không đầu tư tiền ảo, … cũng ít nhất vài lần nghe nói về BITCOIN.

Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ thật sự bitcoin là gì ? Do đó hôm nay sẽ giải thích sơ lược về bitcoin cho những người mới bắt đầu tìm hiểu về loại tiền này.

Định nghĩa BITCOIN

Bitcoin (ký hiệu: BTC, XBT, BitcoinSign.svg) là một loại tiền tệ kỹ thuật số phân tán, được phát hành bởi Satoshi Nakamoto dưới dạng phần mềm mã nguồn mở[9] từ năm 2009[7]. Bitcoin có thể được trao đổi trực tiếp bằng thiết bị kết nối Internet mà không cần thông qua một tổ chức tài chính trung gian nào[10].

Vậy tại sao bitcoin ngày càng trở nên phổ biến và rất nhiều người muốn sử dụng bitcoin là công cụ giao dịch, thanh toán:

Không ngân hàng nào, không chính phủ nào kiểm soát được bitcoin
Mọi người ai cũng có thể sở hữu bitcoin
Không ai biết được các giao dịch liên quan tới bitcoin của bạn ( ẩn danh tuyệt đối )
Phí giao dịch cực nhỏ
Chuyển tiền nhanh chóng
Ngày càng nhiều quốc gia chấp nhận bitcoin là tiền tệ.
Giá trị bitcoin biến động theo tình hình kinh tế, chính trị, … trên toàn thế giới. Chính vì vậy nhiều người dựa vào đặc tính này để mua bán bitcoin ăn chênh lệc theo thời điểm để kiếm lợi nhuận cao.

Tính hợp pháp tại Việt Nam

Tháng 2 năm 2014, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ra thông cáo báo chí[73], trong đó đã ghi rõ rằng việc sử dụng Bitcoin làm phương tiện thanh toán không được pháp luật thừa nhận và bảo vệ (tương tự như ở các nước tiên tiến khác) chứ không nói đến việc giao dịch Bitcoin là vi phạm điều khoản nào trong luật pháp Việt Nam. Như vậy, khi không công nhận Bitcoin là tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã phủ nhận thẩm quyền của mình đối với Bitcoin.

Bộ Công Thương hiện tại cũng không công nhận Bitcoin là hàng hoá hay dịch vụ[74], phủ nhận thẩm quyền của mình đối với Bitcoin. Việc này cũng đồng thời bãi bỏ cơ sở để thu thuế Bitcoin vì không thể đưa được Bitcoin vào danh mục hàng hóa hay dịch vụ để thu thuế.

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 29 luật Doanh nghiệp 2014[75] (có hiệu lực từ tháng 7 năm 2015) đã bỏ nội dung ngành, nghề kinh doanh; bỏ việc xác định vốn pháp định và chứng chỉ hành nghề. Điều này đã hiện thực hóa quyền tự do kinh doanh tất cả các ngành nghề mà pháp luật không cấm theo quy định tại Hiến pháp 2013.

Cuối cùng, đại diện Cục Phòng chống Tội phạm Công nghệ cao (C50) Bộ Công an đã lên tiếng rằng[76]: Hiện Ngân hàng Nhà nước chỉ mới khuyến cáo về mặt rủi ro cho nhà đầu tư hoặc bất kỳ ai nắm giữ Bitcoin. Theo ông, nếu muốn phía công an muốn xử lý thì cần phải xác định được hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật, vi phạm các quy định quản lý Nhà nước. Do chưa có văn bản nào xác định việc giao dịch Bitcoin là hành vi vi phạm pháp luật hay các quy định quản lý Nhà nước một cách cụ thể nên đó không phải là hành vi vi phạm pháp luật.

Như vậy, việc giao dịch, sở hữu, đào Bitcoin tại Việt Nam không phải là vi phạm pháp luật mà là chưa được điều chỉnh. Thực tế, “chưa điều chỉnh” là dạng hợp pháp tốt nhất cho doanh nghiệp vì không bị ràng buộc bởi các quy định. Hiện tại, ở Việt Nam đã có 2 sàn giao dịch Bitcoin được đăng ký chính thức dưới danh nghĩa doanh nghiệp đã hoạt động từ tháng 3 năm 2014 cho tới nay và vẫn không hề bị quản lý về giao dịch Bitcoin.

Tại sao các chính phủ vẫn chưa chấp nhận bitcoin:

Không kiểm soát được
Ẩn chứa nhiều giao dịch mua bán: ma túy, vũ khí, tài trợ khủng bố, …
Dễ bị tấn công bởi hacker nếu như không bảo mật tốt tài khoản

Tuy vậy vẫn chưa có chính phủ nào chính thức cấm mua bán bitcoin hiện nay.

==> Bitcoin dần trở thành xu hướng mới trong giao dịch toàn cầu, mở ra cánh cửa giúp xóa bỏ những giao dịch truyền thống trong tương lai gần.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *