Các ngân hàng lớn đang muốn “hủy diệt” Bitcoin trước khi điều ngược lại có thể xảy ra
Thậm chí đã có ý kiến cho rằng Bitcoin là kênh thương mại đông đúc nhất, vượt mặt cả mạng lưới giao dịch truyền thống.
Có vẻ như những đồn đoán về “đồng tiền của nhân dân” đã bắt đầu trở nên nhức nhối với những “ông lớn” trong ngành tài chính truyền thống, nơi sự độc quyền của tiền tệ nằm trong tay các ngân hàng và chính phủ.
Những tuyên bố tiêu cực gần đây của các ngân hàng lớn và những động thái không mấy dễ chịu của chính phủ đối với tiền thuật toán và ICO có thể được xem là phản ứng phụ từ sự phổ biến ngày càng tăng của Bitcoin.
Bitcoin luôn có tiềm năng trở thành một đồng tiền không bị kiểm soát bởi các ngân hàng lớn và các chính phủ, nhưng khi việc thừa nhận trở nên phổ biến, mối đe dọa đã trở thành hiện thực.
Giới hạn tiềm năng
Không có gì quá ngạc nhiên khi Bitcoin được các ngân hàng như JP Morgan xem là một “trò lừa đảo” khi đồng tiền này ngày càng nhận được sự chấp nhận rộng rãi và viễn cảnh về một sự kết thúc của các ngân hàng lớn và các định chế tài chính truyền thống đang ở ngay trước mắt.
Các chính phủ cũng gặp những vấn đề tương tự. Một đồng tiền phân quyền đã lấy đi một lượng lớn sức mạnh của họ, những người trông giữ các đồng tiền trong phạm vi biên giới. Thuế và các quy định về tiền tệ là một công cụ không thể thiếu cho các chính phủ.
Thậm chí đã có ý kiến cho rằng Bitcoin là kênh thương mại đông đúc nhất, vượt mặt cả mạng lưới giao dịch truyền thống.
Những mối quan tâm hiện tại
Một khi đồng tiền kỹ thuật số thành công, các chính phủ lớn sẽ mất đi phần lớn thu nhập về tài sản – lợi ích từ việc in tiền, và họ sẽ mất khả năng kiểm soát nền kinh tế.
Đối với ngành ngân hàng, mất khả năng xử lý dòng tiền giữa các ngân hàng trung ương và nền kinh tế là cốt lõi của hoạt động ngân hàng và sự tồn tại của nền kinh tế tiền tệ.
Lo sợ vô căn cứ?
Những lo ngại này có thể đang bị thổi phồng quá mức trong bối cảnh Bitcoin đang đói mặt với một nền kinh tế tiền tệ truyền thống và nó là một hệ thống phân quyền, chúng ta cần hiêu rằng nó là một môi trường hỗ trợ cho cho nền tài chính hiện tại, chứ không phải nhằm tiêu diệt nó.
Apostolos Pittas, phụ tá giáo sư kinh tế tại LIU Post, nói:
“Tiền tệ kỹ thuật số, như trường hợp của Bitcoin, giúp làm quá trình cho vay trở nên thuận tiện hơn. Hãy nhớ lại những gì xảy ra trong năm 2007-2008: thời gian khủng hoảng tài chính. Các quỹ tín dụng khô cạn khi các ngân hàng ngưng cho vay, và thị trường đóng băng. Với một loại tiền tệ kỹ thuật số như Bitcoin, nền tài chính được phân cấp, hoặc peer-t-peer, và kết quả là, việc vay vốn có thể tiếp tục, cho phép tiền tiếp cận được những người cần nó. ”
Leave a Reply