Bitcoin sẽ tiếp tục tăng trưởng? Nhưng những hân tích kỹ thuật giá trị lại cho thấy viễn cảnh trái ngược
Chỉ báo MFI không đủ sức hỗ trợ để giá tăng cao thêm nữa
Giá trị đồng tiền Bitcoin (so với đô la Mỹ) hồi hôm thứ Ba (5/9) đã giảm xuống mức $3,998 – mức thấp nhất trong hai tuần qua và cũng là lần đầu tiên loại tài sản điện tử này chạm lại ngưỡng $4,000 kể từ tháng 7.
Biến động giá trị Bitcoin trong 7 ngày gần đây nhất (từ 31/8 đến 7/9), dữ liệu lấy từ CoinMarketCap
Bị tác động bởi thông tin bất ngờ từ Trung Quốc rằng Chính phủ nước này sẽ cấm tất cả các ‘Đợt phát hành tiền lần đầu’ (ICO), đợt suy giảm giá trị trên cũng làm dấy lên nhiều câu hỏi về việc liệu thị trường còn kỳ vọng giá BTC sẽ còn trào dâng lên kỉ lục mới nào nữa sau khi đã tăng đến 700% tính riêng trong năm 2017 này.
Tuy nhiên, giới đầu tư vẫn tỏ ra vô cùng lạc quan trước viễn cảnh đồng tiền điện tử số 1 thế giới có thể quay trở lại ngưỡng $5,000 – kỉ lục cao nhất mọi thời đại vừa được thiết lập vào thứ Bảy tuần trước. Thật vậy, những thương nhân mà đã bỏ lỡ sự kiện tăng trưởng hồi cuối tuần vừa rồi đang tận dụng đợt giảm lần này để mua vào khi giá còn thấp (buy the dip). Nên cân nhắc thêm là chỉ trong 48 giờ vừa qua, đồng Bitcoin đã phục hồi thành công hơn 50% thiệt hại nó hứng chịu trong giai đoạn bốn ngày từ 2-5/9.
Ở thời điểm thực hiện bài viết, một đồng BTC đang có giá là $4,613, tương đương với mức giảm xấp xỉ 2,7% so với tuần trước nhưng vẫn cao hơn 34,8% so với thời điểm này của tháng 8.
Giá Bitcoin tại thời điểm 6:30 sáng ngày hôm nay (8/9), theo thống kê của CoinMarketCap
Tuy vậy, mặc dù đà vùng dậy mạnh mẽ của Bitcoin đã làm xuất hiện nhiều phỏng đoán cho rằng đồng tiền thuật toán số 1 thế giới đang chuẩn bị thiết lập nên những cột mốc lịch sử mới, phân tích kỹ thuật thì lại thể hiện quá trình phục hồi thiếu đi nền tảng vững chắc để có thể tiến xa hơn.
Chỉ báo MFI không đủ sức hỗ trợ để giá tăng cao thêm nữa
Chỉ báo đo dòng tiền (Money Flow Index – MFI) là một đơn vị đo dao động sử dụng cả giá trị và lưu lượng giao dịch của một loại tài sản bất kì để tính toán áp lực bán và mua. MFI cũng có thể cho thấy là giá đang tăng hay đang giảm tương ứng với việc bản thân nó cũng đang đi lên hay giảm xuống. Nếu chỉ báo MFI dâng cao hơn đường trung tâm [50], điều này có thể được xem là tín hiệu để bắt đầu mua vào. Tương tự, nếu nó giảm xuống thấp hơn đường 50 thì đã đến lúc bạn nên bán ra và thoát khỏi thị trường.
Bảng thống kê giá trị theo từng ngày
Chỉ số MFI đang hướng xuống và không thể hiện bất kì dấu hiệu phục hồi nào mặc dù giá Bitcoin đã tăng trưởng mạnh trong mấy ngày qua.
Sự yếu thế của MFI có thể là dấu hiệu chỉ ra rằng sự phục hồi kỹ thuật thiếu đi những nhân tố cần thiết, ví dụ như là thiếu đi áp lực mua vào và khả năng tăng trưởng xuất hiện hoàn toàn là do lòng tham kiếm lời trong ngắn hạn.
Bảng thống kê giá trị sau mỗi 4 tiếng
Chỉ báo MFI lúc này đang ở mức ‘quá mua’ (overbought). Thường thường, nếu MFI hiển thị trên ngưỡng 80 thì đồng nghĩa với việc thị trường đang ‘quá mua’, còn nếu nó giảm thấp hơn mức 20 thì là ‘quá bán’ (oversold). Hai giới hạn trên thường được dùng để xác định những mức giá không thể nào duy trì được về lâu về dài.
Chỉ mình mức overbought thì vẫn chưa đủ để xác định là giá có giảm hay không. Tuy nhiên, trong trường hợp của BTC ở trên thì việc ‘quá mua’ biểu thị khá rõ ràng trên bảng thống kê giao dịch 4 giờ có thể là tín hiệu cho thấy sự phục hồi giá trị đã đến lúc chấm dứt. Chính vì lí do này mà chỉ báo MFI hàng ngày hiện đang giảm, như đã đề cập ở trên.
Chưa hết, sự kiện sụt giảm từ kỉ lục $5,000 đã được kích hoạt bởi chỉ số RSI phân kỳ giá giảm. RSI phân kỳ giá giảm được hình thành khi giá tăng lên những mức cao mới trong khi đơn vị đo dao động – ứng với trường hợp này là Chỉ số sức mạnh tương đối (Relative Price Index – RSI) – lại đang giảm sút.
Chính vì vậy, triển vọng giá trị của BTC có vẻ là khá bi quan trừ khi nó thêm một lần nữa vượt mốc $5,000 vì động thái ấy sẽ là tín hiệu thể hiện rằng RSI phân kỳ giá giảm không còn phù hợp với thực tại nữa.
Nhận xét
Đối với bảng thống kê giá trị theo từng ngày
a/ Nhân tố tăng giá
Đường xu hướng đi lên vẫn còn nguyên vẹn và nhiều khả năng sẽ tạo nên vùng hỗ trợ quan mức $4,265.
Nếu giá vượt qua mức $4,640 thì nhiều khả năng sẽ xuất hiện đợt tăng trưởng mới lên $5,000, tuy nhiên mọi người nên cẩn thận vì chỉ khi giá vượt qua mốc $5,000 thì mới làm RSI phân kỳ giá giảm không còn phù hợp với thực tại nữa, nếu không thì nguy cơ giá quay đầu giảm trở lại vẫn sẽ tiếp tục hiện hữu.
b/ Nhân tố rớt giá
Như đã đề cập ở trên, chỉ báo MFI không còn cho thấy tín hiệu thuận lợi để Bitcoin tiếp tục tăng giá.
RSI phân kỳ giá giảm.
Khả năng xuất hiện kiểu hình ‘đầu và vai giá’ (head and shoulders).
BTC nhiều khả năng sẽ giảm xuống dưới ngưỡng $4,265, trong trường hợp này kiểu hình mức thấp mới sẽ được xác nhận. Xu hướng đi lên, vốn là một chuỗi những mức cao mới và mức thấp cũ, sẽ bị đảo lại thành xu hướng đi xuống – chuỗi những mức cao cũ và thấp mới.
Mức thấp mới sẽ xuất hiện nếu giá Bitcoin phá được mức thấp gần đây nhất là $4,900.
Cũng cần lưu ý là việc xuất hiện mức cao cũ sẽ càng làm gia tăng khả năng hình thành nên một kiểu hình đảo chiều làm giá giảm có tên là ‘đầu và vai giá’ (head and shoulders). ‘Đầu và vai giá’ là một kiểu hình mà khi được hình thành sẽ báo hiệu loại tài sản mà đang được xét đến [trong trường hợp này là Bitcoin] có nguy cơ đi ngược lại xu hướng trước đó.
Đường neckline của head and shoulders [đường nối giữa đáy vai bên phải với đáy vai bên trái] đang có mức thấp nhất là $3,980. Nếu giá giảm xuống thấp hơn mốc này thì đó sẽ là lời xác nhận chính thức cho việc xu hướng đã đảo chiều từ tăng trưởng sang sụt giảm.
Leave a Reply