Ứng dụng tiếp của Lightning sẽ là phân quyền hoá cho hoạt động khai thác Bitcoin?
Tuy ý tưởng trên vẫn đang trong giai đoạn phát triển sơ khởi, nhiều phản hồi đã xuất hiện. Ít nhất một điều hành viên của P2Pool đã đồng ý xem xét đề xuất trên.
Nhà phát triển Bitcoin Chris Belcher nghĩ rằng mình đã tìm ra cách để thay đổi ngành công nghiệp đào Bitcoin – đáng chú ý ở chỗ là giải pháp này lấy cảm hứng từ đề xuất Lightning Network đang gây nhiều tranh cãi.
Điểm đặc biệt của ý tưởng trên là nó cho thấy bản chất ngày càng tiến hoá của Bitcoin như một loại công nghệ, cũng như việc các nhà phát triển đã và đang luôn tìm kiếm, khám phá ra những cách làm mới để giải quyết các vấn đề đã tồn đọng từ lâu. Điển hình là tuy Lightning Network được xây dựng chỉ để giải quyết vấn đề quy mô mạng lưới Bitcoin, Belcher tin rằng nó còn có thể giúp phân quyền hoá quá trình đào tiền, từ đó càng làm gia tăng vị thế của Bitcoin như là một đồng tiền không thể nào bị kiểm soát.
Tuy nhiên, đó không phải là sáng kiến mới được đề ra lần đầu. Trước đây thì từng có một hội thợ đào tên là P2Pool cố phân quyền hoá quá trình khai thác, ấy vậy mà chỉ có 1% thợ đào sử dụng nó, chủ yếu là do phương thức mới này không trả lương theo thời hạn giống như cách thức cộng đồng vẫn thường sử dụng.
Nhưng bằng việc tích hợp mô hình kênh thanh toán “trục bánh xe và nan hoa” (hub-and-spoke) đằng sau Lightning Network, Belcher tin rằng nó có thể tạo ra thêm nhiều đợt thanh toán lương hơn, từ đó giúp lợi ích tham gia hội thợ đào càng trở nên hấp dẫn đối với người dùng.
Belcher giải thích:
Phương án cải thiện do tôi đề ra sẽ sử dụng các kênh thanh toán để giúp tăng thêm nhiều máy đào cá nhân có thể hoạt động trên P2Pool và giảm thiểu sai số chi trả tiền công.
Vấn đề hiện tại
Lí do các hội thợ đào tồn tại ngay từ đầu là bởi công việc khai thác đã trở nên cạnh tranh hơn bao giờ hết – khi mà phần thưởng cho mỗi block đào lên được đã lên đến con số $58,000 ở thời điểm thực hiện bài viết thì các thợ đào riêng lẻ hay có quy mô nhỏ sẽ khó có thể nào bắt kịp trong cuộc đua giành thị phần trên Blockchain.
Những thành viên tham gia hội thợ đào sẽ cùng gộp năng lực khai thác của nhau vì mục tiêu chung là đào lên được block mới và đoạt lấy phần thưởng, cái mà sau đấy sẽ được chia lại cho các thợ đào dựa trên những gì mỗi người họ đã đóng góp. P2Pool, vốn được hình thành vào năm 2011, cố gắng đạt được những thành tựu giống như các hội thợ đào Bitcoin khác, nhưng lại hoạt động mà không có bất kì một nhà tổ chức hay quản lí nào tại vị trí trung tâm.
Để thực hiện việc này, P2Pool đã tự tạo nên Blockchain của riêng mình có tên là “Sharechain” và chỉ các thành viên trong hội mới có quyền truy cập. Hội thợ đào sẽ xác định quy mô năng lực khai thác mỗi thành viên đang đóng góp dựa trên số lượng “share” (cổ phần) họ nắm giữ tại một thời điểm nhất định và dùng nó làm căn cứ chia tiền lương.
Vấn đề xuất hiện ở đây là khi mà có quá nhiều thợ đào tham gia vào P2Pool, Sharechain lại bắt đầu gặp phải rắc rối “sai số quá lớn” (high variance) tương tự như Blockchain Bitcoin vậy. Nói cách khác, các thợ đào có quy mô nhỏ sẽ không thể nào tập hợp năng lực khai thác cần thiết và giành lấy đủ số share để có thể nhận phần tiền công.
Các hội thợ đào tập trung quyền lực thì cũng hoạt động theo phương thức “cổ phần” này, tuy nhiên share của họ có thể thường có thể được chuyển sang Bitcoin ngay lập tức, trong khi bên phân quyền thì không.
Giải pháp được đề xuất
Theo Belcher, yếu tố then chốt khi ấy với P2Pool (và các hội thợ đào phân quyền khác trong tương lai), là làm sao để thực hiện chi trả ngoài Blockchain (off-chain) trên một kênh thanh toán, thay vì trả công cho thợ đào trực tiếp trên Blockchain Bitcoin.
Trên forum của các nhà phát triển Bitcoin, Belcher chia sẻ:
Cái chúng ta cần là một cách thức để sử dụng các phương pháp chi trả off-chain mà trong đó bất kì số tiền nào cũng có thể được chuyển đến cho thành viên hội thợ đào mà không cần sử dụng Blockchain Bitcoin.
Anh cũng cho biết thêm là hình thức thanh toán theo kênh hub-and-spoke, vốn đã được chứng minh là linh hoạt hơn nếu dùng để chuyển lượng tiền điện tử nhỏ, có thể tạo ra một kênh mà luôn mở kết nối với thợ đào để mỗi người đều được nhận phần lương của mình mỗi khi P2Pool khai thác được một block.
Tuy ý tưởng trên vẫn đang trong giai đoạn phát triển sơ khởi, nhiều phản hồi đã xuất hiện. Ít nhất một điều hành viên của P2Pool đã đồng ý xem xét đề xuất trên.
Nhà phát triển Bitcoin Alphonse Pace tin rằng ứng dụng Lightning Netwotk “có vẻ khá hứa hẹn”, mặc dù anh phân vân là vẫn còn đó rất nhiều lí do khiến cách tổ chức của P2Pool ngay từ đầu đã “không trở nên phổ biến”. Ví dụ, thao tác kết nối thợ đào với một hội phân quyền là quá trình hết sức phức tạp, tiêu tốn nhiều thời gian và công sức.
“Người ta luôn đặt sự tiện nghi cho bản thân lên hàng đầu,” Pace nhấn mạnh.
Dù vậy, việc gia nhập một hội thợ đào phân quyền có những lợi ích áp đảo được những e ngại về tiện nghi. Các hội phân quyền sẽ không thể nào ăn cắp tiền công của thành viên, thủ đoạn mà có thể dễ dàng được hiện trong các hội tập chuyên quyền.
Tuy vẫn chưa biết ý tưởng trên sẽ được đón nhận đến đâu, Belcher chia sẻ cá nhân anh cảm thấy tích hợp loại công nghệ đằng sau Lightning Network để giảm bớt tập trung hoá quá trình khai thác Bitcoin có thể sẽ là một lợi ích bổ trợ thú vị cho mạng lưới.
Leave a Reply